Header Ads

TIN MỚI NHẤT

Trò chơi vận động lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi


1.   BÓNG BAY

- Mục đích : Rèn luyện cho trẻ đi phối hợp nhịp nhàng và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Chuẩn bị: Không. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Trẻ hành động theo đúng nhịp của bài thơ.
- Cách chơi: Cho trẻ thuộc lòng:
  Bóng bay xanh Bóng bay đỏ
Bay nhanh theo gió Bay nhanh theo gió
Nhẹ tay, nhẹ tay Nhẹ tay, nhẹ tay
Keỏ mà gió bay Kẻo mà bóng bay
Vỡ ngay Vỡ ngay
Bùm Bùm.
Trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn vưà đi, vưà đọc. Bóng bay xanh: đi chậm, bay nhanh theo gió đi nhanh hơn, tay giơ cao vòng tròn chụm sát với nhau. Nhẹ tay, nhẹ tay: Tay hạ xuống, Kẻo mà bóng bay: Đi lùi ra phía sau tay mở rộng vòng tròn. Vỡ ngay: "Bùm". Nhún chân ngồi thụp xuống và cùng nói : "bùm" tay giơ cao đưa sang hai bên làm động tác bóng vỡ. Trò chơi tiếp tục đọc lời thơ và đổi tên màu bóng.

2.  TRỜI TỐI TRỜI SÁNG

- Mục đích:  Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, phản ứng nhanh và hành động theo đúng tín hiệu.  Giáo dục tính thật thà và tính kiềm chế.
- Chuẩn bị : Không. - Số trẻ : Cả lớp.
- Luật chơi: Khi nghe tín hiệu"Trời tối", tất cả phải nhắm mắt và ngồi xuống (làm động tác ngủ).
- Cách chơi : Cho trẻ đi tự do trong phòng làm đàn gà con đi kiếm mồi hai tay giơ ngang vừa vẫy tay vừa kêu "Chiếp chiếp". Khi nghe thấy tín hiệu "Trời tối" thì tất cả chạy về chỗ ngồi của mình (nếu để tập nhận chỗ ngồi) hoặc ngồi thụp xuống đất nghiêng đầu áp hai bàn tay vào nhau và nhắm mắt ngủ. Cho trẻ nhắm mắt khoảng 30 giây sau đó cô nói "Trời sáng". Trẻ đưa hai tay lên mồm và kêu "ò ó o o". Trò chơi tiếp tục khoảng 3-4 lần.

3.  DUNG DĂNG DUNG DE

- Mục đích : Rèn luyện và phát triển cơ tay, phối hợp nhịp nhàng và phát triển ngôn ngữ.
- Chuẩn bị : Không. - Số trẻ : Cả lớp hoặc từng nhóm.
- Luật chơi : Vung tay và hành động theo đúng nhịp của bài đồng dao.
- Cách chơi: Mỗi lần chơi đọc lời 1 hoặc lời 2 nếu trẻ thích.
Lời 1 Lời 2
Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.

Cho trẻ nắm tay nhau từng đôi một vừa đi vừa đọc lời 1 hoặc lời 2. Khi đọc tiếng "dung" thì vung tay về phía trước, tiếng "dăng" thì vung tay về phía sau tiếp tục như vậy cho đến câu cuối cùng thì ngồi thụp xuống.
GIEO HẠT
- Mục đích: Rèn luyện và phát triển các nhóm cơ tay, chân.
- Số trẻ : Cả lớp.
- Luật chơi: Trẻ thực hiện các động tác phù hợp với lời,
- Cách chơi: Trước khi cho trẻ thực hiện các động tác cho trẻ thuộc lời sau:
Gieo hạt
Nảy mầm
Một lá
Hai lá
Một nụ
Hai nụ
Một hoa
Hai hoa
Tỏa hương
Thơm ngát
Một quả: Ngửa bàn tay trái ra.
Hai quả: Ngửa bàn tay phải
+ Gió thổi cây nghiêng: Giơ hai tay thẳng trên đầu hình chữ V. Nghiêng người sang trái, rồi sang phải. Vừa làm động tác vừa nói: Gió thổi (nghiêng sang trái) cây nghiêng (nghiêng sang phải).
+ Lá rụng: Ngồi thụp xuống đất và trẻ nói "Nhiều lá".

4. BẮT BƯỚM

- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh, sự nhanh nhẹn, chú ý cho trẻ.
- Chuẩn bị: Cắt một con bướm to bằng bìa buộc vào sợi dây dài 50 cm và đầu kia buộc vào một cái que dài 80 cm.
- Số trẻ: Cả lớp. - Luật chơi: Chỉ cần chạm tay được vào con bướm coi như bắt được bướm.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng xung quanh cô giáo. Cô giáo cầm cái cần có con bướm và nói: "Các cháu xem này: Cô có con bướm đang bay cô giơ lên, hạ xuống). Bây giờ các cháu hãy nhảy lên cao để bắt được bướm". Cô giơ lên, hạ xuống ở nhiều chỗ khác nhau cho trẻ vừa nhảy lên cao, vừa nhảy được xa. Ai chạm được vào con bướm, được cô giáo khen.
Trò chơi chỉ tiến hành trong 1-2 phút.

5.  KÉO CƯA LỪA XẺ

- Mục đích:  Rèn luyện, phát triển cơ tay và thân.  Phát hiện sự cảm nhận của trẻ về nhịp điệu của thơ dân gian.
- Chuẩn bị: Không.
- Số trẻ: Cả lớp, cho trẻ chơi theo từng đôi một.
- Luật chơi: Dưa đẩy tay vào thân theo đúng nhịp điệu của bài đồng dao.
- Cách chơi: Lời 1    Lời 2
Kéo cưa lừa xẻ  Kéo cưa lừa kít
Ông thợ nào khoẻ     Làm ít ăn nhiều
Về ăn cơm vua Làm đâu ngủ đấy
Ông thợ nào thua Trộm lấy mất cưa
Về nhà bú mẹ Lấy gì mà kéo
. Hai cháu ngồi đối diện, nắm tay vào nhau vừa đọc lời 1 hoặc lời 2 vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao như: "kéo" thì cháu A đẩy cháu B (người hơi chúi về phía trước) cháu B kéo tay cháu A (người hơi ngả về phía sau. Đọc tiếng "cưa" thì cháu B đẩy cháu A, cháu A kéo cháu B. Đọc tiếng " Lừa" thì trở về vị trí 1... Cứ như vậy vừa đọc vừa làm động tác cho đến hết bài theo đúng nhịp.

6. MÁY BAY

- Mục đích: Rèn luyện sự phản ứng nhanh và hành động theo đúng tín hiệu.  Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về luật giao thông.  Rèn luyện sự chú ý và tính kiềm chế.
- Chuẩn bị: Ba đèn hiệu màu xanh, đỏ, vàng.
- Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Xuất phát và đứng lại theo đúng tín hiệu. Ai không thực hiện đúng phải ra ngoài một lần chơi (nhỡ).
- Cách chơi: Cô giáo làm người điều khiển, trẻ làm máy bay. Cô giáo nói: " Máy bay cất cánh". Tất cả trẻ chạy xung quanh lớp, giơ hai tay sang ngang, nghiêng người qua lại như máy bay liệng và kêu "ù ù ù". Khi các cháu nghe cô nói: " máy bay hạ cánh" thì phải dừng lại ngay. Khi trẻ đã biết chơi. Cô giáo có thể dùng đèn hiệu.
- Cô "bật đèn vàng" thì máy bay khởi động. Trẻ đi từ từ và giơ hai tay sang ngang.
- Khi cô "bật đèn xanh" thì trẻ chạy giơ hai tay sang ngang, nghiêng người như máy bay liệng.
- Sau đó cô "bật đèn vàng" thì máy bay bay chậm lại chuẩn bị hạ cánh.
- Khi cô "bật đèn đỏ" thì trẻ phải đứng lại ngay. Trình tự sử dụng đèn hiệu nên khác nhau để trẻ luôn phải chú ý tín hiệu khi cô phát ra.

7. TÀU HOẢ

- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng đi trong đường hẹp, cảm giác thăng bằng cho trẻ.
- Chuẩn bị:Vẽ hai đường thẳng // với nhau hoặc sử dụng những hàng gạch vỉa hè có sẵn
- Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Tàu chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu.
- Cách chơi: Cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay để lên vai nhau làm đoàn tàu đi trong đường kẻ hoặc theo hàng gạch. Khi cô giáo giơ cờ xong thì " tàu chuyển bánh", khi cô giơ cờ đỏ thì "tàu dừng lại". Cháu tiếp tục chơi theo sự hướng dẫn của cô.
Trò chơi này có thể dùng làm phần khởi động cho giờ thể dục. Ví dụ: Muốn cho trẻ đi bằng gót chân, thì cô có thể nói: "Tàu lên dốc", đi bằng mũi chân thì cô nói "tàu xuống dốc"... Hoặc cho trẻ đi thăng bằng trên ghế băng vừa đi vừa đọc.
Đi cầu đi quán Mua một đàn gà
Đi bán lợn con Về cho ăn thóc
Đi mua cái xoong Mua lược chải tóc
Đem về đun nấu Mua cặp cài đầu
Mua quả dưa hấu Đi mau về mau
Về biếu ông bà Kẻo trời sắp tối./.

8. ĐÀN CHUỘT CON

- Mục đích: Luyện cho trẻ bò, rèn luyện sự phản ứng nhanh theo tín hiệu.
- Chuẩn bị: Vẽ một vòng tròn làm hang của chuột. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Trẻ bò tự do quanh phòng. Khi nghe tiếng mèo kêu "Meo, meo" thì chuột bò trốn vào nhà của mình. Mèo chỉ được bắt các con chuột ở ngoài vòng tròn.
- Cách chơi: Trẻ làm chuột, cô giáo làm mèo. Các con chuột bò ra khỏi nhà của mình đi kiếm ăn, vừa bò ra vừa kêu "chít, chít, chít". Cho trẻ bò khoảng 30 giây thì mèo xuất hiện và kêu "meo, meo", các con chuột bò nhanh trốn vào hang của mình, mèo cũng phải bò. Sau đó mèo đi trốn, các con chuột lại bò ra kiếm ăn. Trò chơi tiếp tục 3-4 lần.



9. GẤU VÀ ONG

- Mục đích:  Luyện cho trẻ bò theo hướng thẳng. Kết hợp chui và chạy. Rèn luyện và phát triển sự chú ý và tính nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: Dùng 4 vòng cung (dụng cụ thể dục). Kê thẳng hàng để làm cổng hoặc  dùng 5 ghế.
- Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Gấu đi và về đều phải chui qua cổng.
- Cách chơi: Qui định nửa lớp học là nhà gấu, nửa kia là khu rừng, giữa rừng và nhà gấu là những cái cổng (kê như hướng dẫn trên) cô giáo làm ong (hoặc chọn một cháu làm ong). Khi cô nói: "Nào các chú gấu đi vào rừng kiếm mật ong" thì các con gấu bò lần lượt chui qua cổng vào rừng kiếm mật ong. Khi phát hiện gấu đến tổ thì ong bay ra (giơ hai tay sang ngang bay quanh khu rừng). Khi thấy ong bay ra thì các con gấu chạy về phía nhà mình và phải chui qua cổng. Sau đó ong lại vào tổ, các con gấu lại đi kiếm mật. Trò chơi tiếp tục 3-4 lần.
Số 1: Trình tự hướng dẫn TC mới
Số 2: Trình tự hướng dẫn TC cũ

10. CHÈO THUYỀN

- Mục đích: Rèn luyện cơ bụng và cảm giác thăng bằng, giáo dục tính kiềm chế.
- Chuẩn bị: Không.
-  Số trẻ: Theo nhóm từ 5-10 cháu.
- Luật chơi: Tất cả ngồi quay về một phía và cùng phối hợp động tác, nếu đội nào bị “đứt” thuyền, về đích sau sẽ thua .
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi xuống đất, chân dạng vừa phải (chữ V). Cháu nọ ngồi tiếp cháu kia đẩy người về trước, ngửa người ra phía sau, hai tay bám vào vai bạn, vừa đẩy vừa nói "chèo thuyền, chèo thuyền" (làm động tác khoảng 10 lần).

 11. ĐUỔI BÓNG

- Mục đích: Phát triển tính nhanh nhẹn cho trẻ.
- Chuẩn bị: 5 quả bóng. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Đuổi theo quả bóng lăn khi nào bóng dừng lại thì đứng lại.
- Cách chơi: Cô giáo cho trẻ đứng về một phía. Cô tung bóng cho bóng lăn và yêu cầu trẻ chạy theo bóng lăn khi nào bóng dừng lại thì tất cả  đứng lại bắt bóng, sau đó tiếp tục.

12. CHIM BAY CÒ BAY

- Mục đích: Rèn luyện cho trẻ phản ứng nhanh và hành động theo tín hiệu, rèn luyện sự chú ý và tính kiềm chế, mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới động vật.
- Chuẩn bị: Không. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Phản ánh kịp thời  khi nghe tên con vật bay được hoặc không bay được, ai không thực hiện đúng luật chơi ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô giáo nói tên từng con vật bay được, không bay được cho trẻ nghe và nói rõ: Khi nghe thấy tên con vật bay được thì trẻ nhảy lên vẫy tay và nói: "Chim bay". còn con gì không bay được thì trẻ đứng im và nói "không bay" (mỗi lần chơi không quá 10 con vật). Sau đó cho trẻ chơi tiếp tục.

13. NÉM QUA DÂY

- Mục đích: Luyện cho trẻ ném xa. Phát triển khả năng ước lượng khoảng cách trong không gian.
- Chuẩn bị: Một sợi dây thừng dài 5 mét, buộc dây cao một mét. Cách sợi dây khoảng 0,5 mét vẽ hai vạch thẳng về hai phía. 4-5 túi cát.
- Số trẻ: Theo nhóm hoặc cả lớp.
- Luật chơi: Ném được cả tay phải và tay trái.
- Cách chơi: Chi trẻ đứng hoặc ngồi ở hai bên để quan sát, mỗi lần cho 4-5 trẻ đứng vào vạch chuẩn bị ném, xem ai ném túi cát qua dây và rơi sau vạch kẻ phía bên kia. Ai ném được cô khen và là người thắng cuộc, sau đó cháu chui qua dây lấy túi cát và về chỗ của mình. Các cháu khác tiếp tục và cho đến hết lượt của mình.
- Lưu ý: Mỗi cháu ném hai lần, một lần bằng tay phải và một lần bằng tay trái.

14. NHẢY QUA SUỐI NHỎ

- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh. Giáo dục lòng dũng cảm.
- Chuẩn bị: Vẽ hai đường thẳng song song dài 3 mét rộng 30-35 cm, hoặc chon những điều kiện có sẵn ngoài sân chơi. - Số trẻ: Cả lớp hoặc từng nhóm.
- Luật chơi: Nhảy chụm hai chân. Khi tổ chức cho trẻ chơi cô giáo nên lợi dụng những điều kiện tự nhiên ở ngoài trời như : Hàng gạch, vệt nước trên sân... Cho trẻ đứng thành nhóm theo hàng ngang để nhảy (khuyến khích trẻ cố gắng kẻo bị ngã ướt quần áo). Cô cho trẻ vẽ các vòng tròn liên tục làm hố. Các cháu giả làm con ếch nhảy từ hố nọ sang hố kia vừa nhảy vừa kêu "ộp ộp ộp"...

Cách chơi phương án 2
   Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35-40cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh "nước lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái được nhiều hoa là người đó thắng cuộc. Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của các bạn trong nhóm


15. MÈO ĐUỔI CHUỘT

- Mục đích: Rèn luyện sự chú ý, tính nhanh nhẹn và khả năng chạy của trẻ.
- Chuẩn bị: Không. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Mèo phải chui đúng lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn cầm tay nhau giơ cao lên đầu. Chọn hai cháu sức tương đương nhau, một cháu làm mèo, một cháu làm chuột đứng ở giữa vòng tròn dựa lưng vào nhau. Khi nào cô giáo hô "2-3" thì chuột chạy và mèo đuổi chuột. Chuột chui vào lỗ nào thì mèo phải chui vào đúng lỗ ấy. Mèo bắt được chuột coi như mèo thắng cuộc, nếu không bắt được coi như mèo bị thua.
- Mỗi lần chơi không được để trẻ chạy quá một phút. Sau đó đổi vai chơi.
- Cho một số trẻ đứng ngoài cổ vũ.

16. CÒ BẮT ẾCH

- Mục đích:  Luyện cho trẻ nhảy xa.  Rèn luyện sự chú ý và tính nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: Làm 1-2 cái mũ hình con cò bằng bìa, vẽ một vòng tròn rộng làm ao.
- Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Cò chỉ được bắt các con ếch ở ngoài vòng tròn và cò phải nhảy như ếch để bắt.Những con ếch bị bắt phải làm cò. Nếu cố tình chậm chạp thì phải ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Chon một cháu làm cò, các cháu khác làm ếch. Cho cò ngồi vào ghế ở góc lớp. Các con ếch bơi trong hồ (vừa kêu ộp ộp vừa khoát tay sang ngang người vươn về phía trước làm ếch đang bơi) sau đó các con ếch lên bờ tìm thức ăn. Cô giáo hướng dẫn sự chú ý cho trẻ "Các chú ếch con chú ý ở cánh đồng này có nhiều con cò hay bắt ếch lắm, vì vậy phải lắng tai nghe khi nào thấy tiếng "quạc quạc" thì phải nhảy nhanh về hồ của mình. Con ếch nào không kịp nhảy xuống hồ thì sẽ bị cò bắt". Lúc đầu cô giáo làm vai cò, sau chọn những cháu nhanh nhẹn làm vai cò.
- Cuối năm có thể cho trẻ vừa chơi vừa đọc:
Kìa chú ếch con
Có hai mắt tròn
Chú kêu ộp ộp
Chú nhảy chùm chụp
Chú hụp dưới ao


17. CON QUẠ VÀ GÀ CON

- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh tính nhanh nhẹn và kiềm chế.
- Chuẩn bị: 1-2 cái mũ quạ bằng bìa. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Quạ chỉ được bắt những con gà không chịu đứng im.
- Cách chơi: Cô giáo làm quạ (hoặc chọn một vài cháu nhanh nhẹn) các cháu là gà con, cô giáo nói: "Các chú gà con đi kiếm ăn chú ý khi nào nghe tiếng “Quạ ! Quạ ! Quạ !” thì đứng im để cho quạ khỏi bắt". Cô hướng dẫn trẻ chơi, cho quạ ngồi ở một góc (tổ của quạ) các con gà con vừa đi kiếm ăn vừa nhảy tung tăng (nhảy chụm hai chân, tay vẫy sang ngang và kêu "chiếp, chiếp" khoảng 30 giây thì quạ xuất hiện). Khi thấy quạ thì tất cả gà con đứng im tại chỗ. Sau một vài lần cô giáo đổi vai chơi. Con gà nào bị bắt thì phải ra ngoài một lần chơi.


19. ĐÀN ONG

- Mục đích: Rèn luyện sự phản ứng nhanh nhẹn và hành động đúng theo tín hiệu.
- Cách chơi: Trẻ là ong, mỗi ghế của trẻ là một tổ ong, cô giáo cho trẻ chạy tự do (vừa chạy vừa giơ hai tay sang ngang) làm ong đi kiếm mật vừa chạy vừa kêu "vù vù hoặc gi, gi". Khi nào nghe thấy tín hiệu "trời mưa" thì đàn ong bay về tổ của mình. Khuyến khích trẻ chạy nhanh và về đúng tổ, giải thích cho trẻ hiểu về con ong: Ong đi kiếm mật hoa về làm thành mật ong. Trò chơi tiếp tục khoảng 3-4 lần.

20. QUẢ BÓNG NẨY

- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh và sự chú ý cho trẻ.
- Chuẩn bị: Một quả bóng. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Mỗi lần bóng nẩy trẻ nhảy lên một lần.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng tự do. Các cháu giả làm quả bóng. Cô giáo cầm bóng đập xuống nền nhà và yêu cầu các cháu mỗi lần quả bóng nẩy thì các cháu nhảy lên một lần làm quả bóng nẩy, thi xem bóng của bạn nào nẩy đúng như bóng của cô thì sẽ thắng cuộc.
- Chú ý: Bóng nẩy cao thì yêu cầu trẻ nhảy cao, bóng nẩy thấp thì nhảy thấp, nếu bóng hết nẩy thì đứng im, bóng lăn thì chạy.

 21. LĂN BÓNG

- Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
- Chuẩn bị: Hai cháu một quả bóng. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Lăn bóng sang cho bạn và bắt bóng khi bạn lăn tới cho mình.
- Cách chơi: Thuộc lời:
Quả bóng Quả bóng Quả bóng
Tròn xoay Tròn xoay Tròn xoay
Đưa tay Đưa tay Này, cho bạn
Tôi đẩy Bạn đẩy Nào, cho tôi
Bạn ơi Tay tôi Chúng ta
Đón lấy Đón lấy Cùng chơi - Lăn bóng.

22. Ô TÔ VÀ CHIM XẺ

- Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng hành động phối hợp tính nhanh nhẹn và sự chú ý.
- Chuẩn bị: Một hai vòng tròn nhỏ đường kính 20 cm.
-  Số trẻ: Cả lớp hoặc từng nhóm.
- Luật chơi: Khi nghe tiếng ô tô kêu "bim bim" trẻ phải chạy sang hai bên đường.
- Cách chơi: Cô giáo qui định chỗ chơi ở giữa lớp hoặc vẽ hai vạch phấn giới hạn làm đường ô tô hai bên là vỉa hè. Cô giáo làm ô tô các cháu làm chim sẻ. Các con chim sẻ nhảy đi kiếm ăn trên đường ô tô, vừa nhảy thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thức ăn. Khi nghe tiếng ô tô kêu "bim, bim" thì phải bay (chạy) nhanh lên các cây ven đường. Khi ô tô đã đi qua rồi chim sẻ lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thức ăn. Trẻ nhảy khoảng 30 giây thì ô tô xuất hiện. Cô giáo cầm vòng tròn quay như động tác lái ô tô và kêu "bim bim" các con chim sẻ chạy sang hai bên đường. Sau khi trẻ đã biết chơi, cô chọn hai ba cháu nhanh nhẹn làm ô tô.

23. CHÓ SÓI XẤU TÍNH

- Mục đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn và lòng dũng cảm.
- Chuẩn bị: Một mũ chó sói. Vẽ một vạch chuẩn qui định nhà của thỏ. - Số trẻ: Cả lớp.
- Luật chơi: Không được chạm vào người chó sói. Khi nào chó sói mở mắt mới được chạy. Sói chỉ được bắt các con thỏ không kịp chạy vào chuồng của mình.
- Cách chơi: Cách 1: Lúc đầu cô giáo giả làm chó sói, các cháu giả làm thỏ "chó sói" ngồi ở một góc lớp. Thỏ ngồi ở ghế hoặc đứng vào một góc lớp cách chó sói từ 3-5 mét. Các chú thỏ nhảy đi chơi (chụm hai chân tay giơ lên đầu vẫy vẫy ) tiến về phía con sói đang ngủ và nói "ngủ đấy à? chó sói xấu tính ơi, hãy vểnh tai lên mà nghe chúng tôi hát này, hãy mở mắt ra mà xem chúng tôi đi chơi này, dậy đi thôi". Sói mở mắt và kêu "hừm" rồi đứng lên chạy đuổi theo các chú thỏ, thỏ chạy nhanh về phía nhà của mình. Con thỏ nào chạy chậm sẽ bị sói bắt và đổi làm sói, nếu không bắt được thỏ thì sói lại nhắm mắt chơi tiếp. Sau khi cá cháu đã biết chơi. Chọn cháu nào nhanh nhẹn làm sói và có thể thay đổi hình
thức chơi như sau:
Cách 2:
+ Lần 1 vì chưa biết trong rừng có chó sói nên các con thỏ vui vẻ nhảy đi chơi, bất chợt sói ra bắt thỏ.
+ Lần 2 khi đã biết trong rừng có sói thì các con thỏ nhảy nhẹ nhàng và khi thấy sói ngủ thì ra trêu sói và đọc các lời trên. Có thể làm thỏ, dê, gà... luôn thay đổi tên các trò chơi thêm hấp dẫn.
Cách 3: Đổi tên nhân vật gà, cáo, thỏ cho trẻ đọc thơ "Bầy thỏ con" và khi hết bài thì cáo bắt đầu đuổi.
Bầy thỏ con Có cáo gian
Trên bãi cỏ Đang rình đấy
Các chú thỏ Cẩn thận nhé
Nhảy tung tăng Kẻo cáo gian
Rất vui vẻ Tha đi mất
Thỏ nhớ nhé.

24. Nu Na Nu Nống


Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống

 Mục đích
- Giúp trẻ nhận biết một số món ăn được chế biến từ cá, tôm và lợi ích của cá, tôm đối với sức khỏe con người.
- Cho trẻ làm quen với nhịp điệu của thơ ca dân gian và rèn luyện cách đọc rõ ràng, chậm rãi.

Chuẩn bị
Bài đồng dao "Nu na nu nống":
Nu na nu nống
Cá bống kho khô
Cá rô đánh vẩy
Tôm tép đang nhảy
Rang ăn mới ngon
Cá chép cả con
Bỏ lò thật tuyệt
Cá quả luộc trước
Gỡ nạc nấu canh.
Lươn nấu chuối xanh
Chẳng tanh tí nào
Cá mè đem xào
Xin đừng cho nước
Chân ai co trước
Thì được cho quà
Mau mau, nhanh nhanh
Làm người thắng cuộc.

Cách chơi
   Trẻ ngồi sát với nhau thành hàng ngang, chân duỗi thẳng, tất cả đọc đồng thanh lời bài thơ, một trẻ lấy tay đập nhẹ lần lượt vào chân các bạn theo nhịp bài thơ theo thứ tự trái-phải và ngược lại. Tiếng cuối cùng rơi vào chân bạn nào thì bạn đó được co chân lại. Bạn nào co 2 chân trước là thắng. Cho trẻ đếm các loài cá có trong bài đồng dao, cô giáo giới thiệu các dạng thức ăn chế biến từ cá qua tranh ảnh, lợi ích của cá, tôm đối với sức khỏe. Sau đó, trẻ tự kể các món ăn từ cá mà trẻ đã ăn.



Không có nhận xét nào